Dấu hiệu cảnh báo biến chứng đái tháo đường

[DIABETCARE] - Việc tăng lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường khiến các nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng liên quan tới mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo giúp bạn phát hiện sớm biến chứng và có phương pháp điều trị thích hợp.

Mất cảm giác ở chân là biến chứng đái tháo đường thường gặp nhất

1. Cảm thấy choáng váng, chóng mặt và run rẩy

Cảm thấy choáng váng, chóng mặt và run rẩy có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết. Tình trạng thường xảy ra khi người bệnh tập thể dục hoặc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường quá liều lượng. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có triệu chứng của hạ đường huyết, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn bằng thiết bị đo đường huyết cầm tay.

Nếu chỉ số dưới 70, bạn cần ăn 15 gram carbohydrate, tương đương khoảng 3 viên đường, 250 ml nước cam chứa đường, hoặc 2 muỗng canh nho khô. Nghỉ ngơi 15 phút, sau đó tiếp tục kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Nếu chỉ số chưa trên 70, bạn cần ăn thêm 15 gram carbohydrate, chờ 15 phút và một lần nữa kiểm tra lại lượng đường trong máu của bạn. Trong trường hợp triệu chứng vẫn còn, hãy nhờ người giúp đỡ và đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

2. Đi tiểu nhiều và cảm thấy khát nước

Ngược lại, đi tiểu nhiều và khát nước là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang ở mức quá cao. Theo thời gian, tăng đường huyết có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như gây tổn thương ở thận, hệ thống thần kinh hay tim mạch. Để ổn định đường huyết, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và sử dụng thuốc hợp lý. Nếu đường huyết vẫn tiếp tục tăng, bạn cần gặp bác sỹ để được tư vấn thay đổi lối sống hoặc điều chỉnh kế hoạch điều trị của bản thân.

3. Mắt nhìn mờ

Kiểm soát kém bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, điển hình là bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Nếu không phát hiện sớm và được điều trị, các bệnh lý có thể làm suy giảm thị lực và cuối cùng gây ra mù lòa. Điều quan trọng, hãy kiểm tra mắt bạn thường xuyên và cho bác sỹ biết sớm khi có dấu hiệu của việc suy giảm tầm nhìn.

Kiểm soát kém bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt

4. Những vết thương không lành

Đái tháo đường làm giảm lưu lượng máu, nếu người bệnh chẳng may bị thương, các vết thương sẽ rất lâu lành do lưu lượng máu tới nuôi dưỡng các tế bào không đến được khu vực đang bị tổn hại. Bởi vậy, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra cơ thể của mình.

5. Mất cảm giác ở chân

Không còn cảm giác đau, nóng hay lạnh ở chân là biến chứng thường gặp nhất ở người có bệnh đái tháo đường. Tình trạng bệnh tiểu đường xảy ra do đường huyết tăng cao làm hư hại tới các dây thần kinh cảm nhận cảm giác ở chân.  Các bác sỹ khuyến cáo người bệnh luôn luôn đi giày phù hợp, kiểm tra lòng bàn chân và từng ngón chân mỗi ngày.

6. Sưng các bộ phận trên cơ thể

Sưng có thể là một dấu hiệu cho thấy thận hoạt động không đúng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị đau bụng, suy nhược, khó ngủ và khó tập trung. Suy giảm chức năng thận do đái tháo đường thậm chí có thể đe dọa tính mạng vì nó làm giảm khả năng lọc chất thải từ máu của cơ thể.

7. Đau ngực, hàm, hoặc cánh tay

Đau ngực, hàm, hoặc cánh tay có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Đái tháo đường gây suy yếu các mạch máu và tạo điều kiện cho các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch. Lâu dần, các mảng bám có thể vỡ ra và gây tổn hại tới cơ tim, dẫn đến cơn đau tim hoặc nếu các mảng bám đi vào não sẽ gây ra đột quỵ. Đau tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người bị bệnh đái tháo đường.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét