Bệnh tiểu đường - căn bệnh nguy hiểm cần được quan tâm

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh tiểu đường mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng cả về vật chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Hình ảnh minh họa


1. Tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, đây là một căn bệnh mạn tính đặc trưng bởi lượng đường huyết trong máu cao. Nguyên nhân là do chức năng bài tiết có vấn đề hoặc là do tác động của insulin trong cơ thể, nhiều trường hợp nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là vì cả 2 nguyên nhân trên.

Tiểu đường đã được phát hiện từ xa xưa với cái tên “nước tiểu ngọt”. Triệu chứng bệnh lý được mô tả là “nước tiểu ngọt” và giảm cân nhanh. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do lượng glucozo trong máu tăng cao (tăng đường huyết) dẫn đến việc cơ thể sẽ bài tiết glucozo vào nước tiểu để giảm bớt lượng glucozo trong cơ thể làm cho “nước tiểu ngọt”.

Thời đại khoa học phát triển, người ta đã nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh tiểu đường này. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng: “Glucozo trong máu được kiểm soát bởi insulin một cách chặt chẽ, đây là một loại hooc-mon được sản xuất bởi tuyến tụy, insulin có tác dụng làm giảm nồng độ glucozo trong máu”. Mỗi khi lượng glucozo trong máu tăng (ví dụ: sau khi ăn) thì insulin được tuyến tụy sản sinh để giúp ổn định nồng độ glucozo máu trong cơ thể.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, do sự sản sinh insulin bị suy yếu hoặc bị mất đi nên khi glucozo trong máu tăng sẽ dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết. Đường huyết có thể được kiểm soát được nhưng bệnh tiểu đường sẽ kéo dài suốt đời vì đây là một căn bệnh mạn tính.

2. Hậu quả của bệnh tiểu đường là gì?

Ảnh minh họa


Nhiều người lầm tưởng bệnh tiểu đường là một căn bệnh bình thường không có gì nghiêm trọng. Nhưng thực tế đã chứng minh căn bệnh này đem đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm, một vài biến chứng thường gặp như: tổn thương thần kinh, mù mắt và suy thận.

Nguyên nhân biến chứng là do đường huyết tăng cao dẫn đến các mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh xơ vữa động mạch dẫn đến các nguy cơ về nhiều hệ lụy nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay một số bệnh về động mạch.

Theo nghiên cứu tại Mỹ, bệnh tiểu đường chiếm khoảng 8% dân số. Đây cũng là căn bệnh chiếm tỷ lệ nguyên nhân gây tử vong rất cao, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì?

Ảnh minh họa


Khi lượng insulin do tuyến tụy sản sinh ra không cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể, chức năng sản xuất insulin bị kiếm khuyết (nguyên nhân ít gặp) hoặc là do tế bào của cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả và đúng cách quả dẫn đến đường huyết tăng gây nên bệnh tiểu đường.

Một nguyên nhân thường gặp khác được gọi là “đề kháng insulin” gây nên bởi sự ảnh hưởng của tế bào cơ và mô mỡ. Đây là một vấn đề quan trọng ở tiểu đường type 2. Đối với tiểu đường type 1, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt insulin do quá trình phân hủy những tế bào beta có chức năng sản xuất insulin ở tuyến tụy. Ở tiểu đường type 2, cũng có hiện tượng giảm sút số lượng tế bào beta tuyến tụy, điều này cũng làm cho đường huyết tăng.

Ở một số người có hiện tượng đề kháng insulin, cơ thể họ ở một mức độ nào đó sẽ thực hiện tăng tiết insulin và qua khỏi hiện tượng đề kháng insulin này. Về dài lâu, nếu sự sản xuất insulin này bị giảm đi thì hiện tượng đường huyết tăng sẽ tái phát trở lại.

Glucozo là một loại dưỡng chất cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể để chúng thực hiện đúng các chức năng của mình, glucozo là loại đường đơn chứa trong thực phẩm. Glucozo được hấp thụ bởi các tế bào ở ruột đi vào máu, rồi từ đó theo dòng máu đem đến các tế bào trong cơ thể để dùng. Tuy vậy, glucozo không tự được tế bào hấp thu mà phải nhờ vào insulin chuyển hóa vào trong tế bào. Trường hợp không có insulin thì tế bào sẽ bị “đói” cho dù trong máu vẫn đang thừa glucozo. Lượng glucozo không được hấp thu sẽ bị cơ thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Kiểm tra đường huyết là việc là cần thiết


Insulin là một loại nội tiết tố được các tết bào beta của tuyến tụy tiết ra. Tụy là một bộ phận nằm sâu bên trong bụng, chỗ phía sau dạ dày. Insulin có chức năng giúp vận chuyển glucozo vào bên trong tế bào, có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa lượng glucozo trong máu. Thông thường, sau bữa ăn glucozo trong máu sẽ tăng lên. Đáp lại hiện tượng này, tuyến tụy sẽ sản xuất ra lượng insulin tương ứng để giúp vận chuyển glucozo đến các tế bào, làm giảm nồng độ glucozo trong máu sau bữa ăn. Khi nồng độ glucozo giảm bớt thì quá trình tiết insulin từ tuyến tụy cũng giảm theo.

Lưu ý: Khi bạn đang đói, cơ thể vẫn tiết ra insulin nhưng với nồng độ thấp để duy trì nồng độ đường trong máu trong cơ thể ở mức bình thường.

Như vậy, ở bệnh nhân tiểu đường thì lượng insulin không đáp ứng đủ so với mức mà cơ thể cần, nguyên nhân là do tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc sản xuất không đủ với mức mà cơ thể cần, từ đó dẫn đến nồng độ glucozo trong máu tăng cao hay còn gọi là tăng đường huyết.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét